Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ VĨNH CHÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 25/KH-UBND
|
Vĩnh Chân, ngày 24 tháng 01 năm 2025
|
KẾ HOẠCH
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở;
chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 23/01/2025 của UBND huyện Hạ Hòa về Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025. UBND xã Vĩnh Chân xây dựng và ban hành Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật 2025 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây viết tắt là PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong công tác PBGDPL Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo các Chỉ thị, kết luận của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản pháp luật của Trung ương, của Tỉnh như: Luật PBGDPL, Luật Hòa giải ở cơ sở, Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 21/12/2023 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng đối với công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2. Đề cao trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân, qua đó tạo sự chuyển biến, đổi mới trong công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Công tác PBGDPL phải gắn với các nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật theo phương châm hướng về cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân. Nội dung, hình thức PBGDPL đa dạng hóa, phải sát với thực tế, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm. Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án về PBGDPL gắn với thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
- Nội dung:
+ Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030”.
+ Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” theo Kế hoạch số 2643/KH-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ngày 13/7/2022.
+ Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” theo Kế hoạch số 3621/KH-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ngày 19/9/2022.
+ Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn”; Đề án “Truyền thông về quyền con người giai đoạn 2023-2028”.
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp giữa UBND xã với Ủy ban MTTQ xã và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác PBGDPL.
- Cơ quan chủ trì: UBND xã
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban MTTQ xã, các tổ chức chính trị xã hội.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
1.2. Tổ chức thông tin, phổ biến đầy đủ, toàn diện các văn bản, chính sách cho cán bộ, Nhân dân; tập trung vào các luật, pháp lệnh, văn bản mới thông qua năm 2024, 2025; những vấn đề nóng hoặc có nhiều ý kiến khác nhau cần định hướng dư luận xã hội. Tiếp tục Đổi mới, thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL
- Nội dung:
+ Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 31/01/2024 về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 21/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức Đảng đối với Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải cơ sở; căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện các Kế hoạch, Chương trình, Đề án về PBGDPL gắn với thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của xã đặc biệt các chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của người dân, tổ chức và doanh nghiệp; các quy định mới về tư vấn, định hướng hỗ trợ khởi nghiệp, cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh...
+ Tổ chức thông tin, phổ biến đầy đủ, toàn diện các văn bản, chính sách cho cán bộ, Nhân dân, tập trung vào các luật, pháp lệnh, văn bản mới thông qua năm 2024, 2025, những nội dung pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phòng, chống tội phạm; Luật nghĩa vụ quân sự; an toàn giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống bạo lực học đường, vi phạm pháp luật trên không gian mạng; bảo vệ trẻ em; thực hiện dân chủ ở cơ sở; ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia tạo sự đồng thuận trong xã hội và Nhân dân tham gia thực hiện;... Đồng thời, chú trọng thực hiện truyền thông dự thảo chính sách, nhất là những vấn đề nóng hoặc có nhiều ý kiến khác nhau cần định hướng dư luận xã hội.
+ Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong PBGDPL, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên Trang thông tin điện tử của xã; tăng cường các hoạt động truyền thông, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng; hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; đối thoại, giải đáp vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành pháp luật; xây dựng mô hình điểm về PBGDPL gắn với công tác hòa giải ở cơ sở. Tăng thời lượng phát sóng trên Đài truyền thanh xã.
+ Chỉ đạo Công chức Văn Hóa – Xã hội chủ trì, phối hợp với Công chức Phòng Tư – Hộ tịch xây dựng chuyên mục "Hỏi đáp về pháp luật" trên Trang thông tin điện tử của xã với nội dung trọng tâm năm 2025 là "Mỗi ngày một câu hỏi - Mỗi tuần một Điều luật".
+ Chỉ đạo Công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu cho UBND xã xây dựng và ban hành Kế hoạch xây dựng mô hình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên hệ thống Trang thông tin điện tử xã và loa truyền thanh cơ sở; Kế hoạch xây dựng mô hình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp tại Ban tiếp công dân. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch xây dựng mô hình điển hình về ''Phổ biến, giáo dục pháp luật'' đã thực hiện trong năm 2024.
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức tham mưu quản lý nhà nước về PBGDPL
- Cơ quan chủ trì: UBND xã giao Công chức Tư pháp – Hộ tịch.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban MTTQ xã, các tổ chức chính trị xã hội.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
1.3. Triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2025
- Nội dung:
+ Tiếp tục xây dựng Kế hoạch triển khai, tổ chức các hoạt động Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2025 đi vào chiều sâu, thiết thực gắn với thực hiện các Chương trình, Đề án về PBGDPL và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch về tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật hàng tháng”.
+ Xây dựng và ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam gửi về UBND huyện (qua Phòng Tư pháp) trước ngày 20/10/2024.
- Cơ quan chủ trì: UBND xã giao Công chức Tư pháp – Hộ tịch
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban MTTQ xã và các tổ chức chính trị xã hội.
- Thời gian thực hiện: Cả năm (cao điểm từ ngày 01/11 đến ngày 20/11/2025).
1.4. Kiện toàn, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật
- Nội dung:
+ Tăng cường tổ chức các đợt cao điểm về PBGDPL, đặc biệt là các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh; thực hiện các giải pháp tăng cường công tác thông tin, định hướng công tác PBGDPL phù hợp với tình hình thực tiễn. Thường xuyên đăng tải thông tin, chuyển tải sâu rộng tình hình thực thi pháp luật trong đời sống xã hội và những quy định của pháp luật mới ban hành.
+ Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật; Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với quản lý, sử dụng có hiệu quả, phát huy vai trò đội ngũ này trong tham mưu và trực tiếp triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn xã.
- Cơ quan chủ trì UBND xã giao Công chức Tư pháp – Hộ tịch
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban MTTQ xã và các tổ chức chính trị xã hội.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
1.5. Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật
- Nội dung
+ Tiếp tục tham mưu thực hiện theo các nhiệm vụ tại Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Cơ quan chủ trì: UBND xã giao Công chức Tư pháp – Hộ tịch
- Cơ quan phối hợp: UBND xã đề nghị Ủy ban MTTQ xã, các tổ chức chính trị xã hội phối hợp chỉ đạo thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
2. Công tác hòa giải ở cơ sở
- Nội dung:
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở theo Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành và Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 – 2030”.
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch về xây dựng mô hình “Cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở” giai đoạn 2024 - 2030. Tập trung thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu đảm bảo theo lộ trình thực hiện của Kế hoạch.
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở; thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên; thu hút đội ngũ luật sư, luật gia, công an xã, thẩm phán, hội thẩm nhân dân tham gia hỗ trợ nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở.
+ Tiếp tục thành lập và duy trì thực hiện có hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu” trên địa bàn xã. Năm 2025 phấn đấu ra mắt 01 mô hình “Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu”.
+ UBND xã phối hợp với UB MTTQ xã tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác hoà giải ở cơ sở cho Tổ hoà giải và Hoà giải viên gắn với việc tập huấn nghiệp vụ công tác cho Trưởng khu, Trưởng Ban CTMT khu dân cư.
- Cơ quan chủ trì: UBND xã giao Công chức Tư pháp – Hộ tịch
- Cơ quan phối hợp: UBND xã đề nghị Ủy ban MTTQ xã, các tổ chức chính trị xã hội phối hợp chỉ đạo thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
3. Công tác đánh giá, thẩm định, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Nội dung:
+ Xây dựng xã Vĩnh Chân đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg.
+ UBND xã tự chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu; niêm yết công khai kết quả tự chấm điểm, đánh giá; gửi hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật về Ủy ban nhân dân huyện trước ngày 10/01/2026.
- Cơ quan chủ trì: UBND xã giao công chức Tư pháp – Hộ tịch.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban MTTQ xã, các tổ chức chính trị xã hội xã, các bộ phận chuyên môn có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công chức Tư pháp – Hộ tịch
- Tham mưu xây dựng và ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025 và chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch; Phối hợp với các bộ phận chuyên môn liên quan triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm của Kế hoạch PBGDPL trên địa bàn xã. Báo cáo công tác PBGDPL theo định kỳ của Phòng Tư pháp.
- Tham mưu cho UBND xã tiếp tục thực hiện Kế hoạch xây dựng mô hình điểm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các Kế hoạch theo các nội dung trọng tâm đề nghị Chủ tịch UBND xã phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác có liên quan.
2. Công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường
- Phối hợp với công chức Tư pháp – Hộ tịch trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật các nội dung liên quan đến công tác xây dựng “Xã nông thôn mới nâng cao”, khu dân cư đạt chuẩn “Khu dân cư nông thôn mới”, “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu”.
- Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND xã trong việc cân đối, phân bổ, hỗ trợ kinh phí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 dùng để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Văn bản số 1182/UBND-TP ngày 27/7/2022 của UBND huyện về việc thực hiện một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
3. Công chức Văn hóa – Xã hội
- Phối hợp với công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch. Chủ động hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến công tác chuyển đổi số trong công tác PBGDPL.
- Chịu trách nhiệm tuyên truyền các nội dung của Kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch trên Trang thông tin điện tử của xã và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
4. Công chức Tài chính – Kế toán
- Chịu trách nhiệm thẩm định dự toán, báo cáo và trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật PBGDPL, Thông tư số 56/2023/TT-BTC ngày 18/8/2023 về quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
- Phối hợp với công chức Địa chính – Xây dựng – Nông nghiệp và môi trường cân đối bố trí kinh phí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện công tác xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
5. Các Bộ phận chuyên môn liên quan
- Chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu cho UBND xã xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên tuyền các Luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do mình phụ trách.
- Thực hiện việc theo dõi, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025 thuộc lĩnh vực được phân công đảm nhiệm.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức chính trị - xã hội
- Tăng cường công tác phối hợp với UBND xã để triển khai thực hiện các Đề án do cơ quan, đơn vị mình chủ trì và các nhiệm vụ PBGDPL năm 2025. Tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với công chức Tư pháp – Hộ tịch và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của xã tăng cường công tác PBGDPL lồng ghép vào các hội nghị sơ kết, tổng kết của hội, các chi hội, hướng dẫn Ban công tác mặt trận khu dân cư tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam đảm bảo hiệu quả theo Kế hoạch đề ra.
Trên đây là Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025 của UBND xã Vĩnh Chân./.
Nơi nhận:
- Phòng Tư pháp (B/c);
- TT Đảng ủy, TT.HĐND xã;
- CT, CPCT;
- UB.MTTQ, các TCCTXH (P/h);
- Các bộ phận chuyên môn;
- Các khu hành chính;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Cù Chí Đạt
|