top banner
top banner
biểu tượng

icon menu
icon menu
Giới thiệu
Sơ đồ trang
Email
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Danh bạ cơ quan chức năng
border img
logo home
Giới thiệu
Sơ đồ trang
Email
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Danh bạ cơ quan chức năng
Tổng quan
Giới thiệu
Cộng đồng dân cư
Vị trí địa lý
Chức năng, nhiệm vụ
Lịch sử hình thành
Thành tựu, tiềm năng
Bộ máy hành chính
Đảng ủy
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Quốc phòng - An ninh
Tổ chức chính trị xã hội
Thôn
Tin tức - Sự kiện
Tin kinh tế - chính trị
Tin văn hóa - xã hội
Tin quốc phòng - an ninh
Tuyên truyền pháp luật
Chuyển đổi số
Xây dựng nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản pháp luật
Văn bản của đơn vị
Văn bản của huyện
Thông tin khen thưởng
Chiến lược, định hướng
Thông tin về dự án
Thư viện
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
Các Xã, Thị trấn
Thị trấn Hạ Hòa Xã Ấm Hạ Xã Bằng Giã Xã Đại Phạm Xã Đan Thượng Xã Gia Điền Xã Hà Lương Xã Hiền Lương Xã Hương Xạ Xã Lang Sơn Xã Minh Côi Xã Minh Hạc Xã Phương Viên Xã Tứ Hiệp Xã Văn Lang Xã Vĩnh Chân Xã Vô Tranh Xã Xuân Áng Xã Yên Kỳ Xã Yên Luật
Lượt truy cập
chart
Số lượng truy cập:
Trang chủ
Danh bạ cơ quan chức năng
Tuyên truyền phòng tránh bệnh sởi
Đăng ngày 03/07/2025
Chia sẻ icon facebook icon facebook

         

         

 

Ngày 28/6/2025 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã có văn bản số 3671/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi. Để chủ động phòng chống bệnh sởi UBND xã, Trạm y tế xã Vĩnh Chân khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

       1. Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp sởi – rubella khi trẻ đủ 18 – 23 tháng tuổi trong Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chiến dịch do cơ quan y tế địa phương tổ chức.

       2. Người lớn trong gia đình có trẻ dưới 5 tuổi chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi và phụ nữ trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (có thể tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh sởi – quai bị - rubella) tại các cơ sở tiêm chủng để phòng bệnh cho  chính bản thân và cho trẻ trong gia đình mình.

       3. Thường xuyên vệ sinh các nhân, vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cần vệ sinh bàn tay, thay quần áo...

       4. Ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

       5. Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí như: mở cửa sổ thường xuyên, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí...
      6. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh. Làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

       7. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

      Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp từ người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng Sởi đầy đủ.

       Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi:

       Sốt và phát ban là hai biểu hiện chính của bệnh. Trẻ thường sốt cao, khi sốt giảm sẽ xuất hiện ban dạng sần (gồ lên mặt da) ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực bụng và toàn thân.

      Sau 7 đến 10 ngày, ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da và để lại những vết thâm thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra bệnh còn kèm theo một số biểu hiện khác như: chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, tiêu chảy

       Xử trí khi trẻ mắc sởi, nghi ngờ sởi:

       Cách ly trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi với trẻ không mắc bệnh trong vòng 7 ngày từ khi phát ban. Cho trẻ ở phòng riêng và đảm bảo thông thoáng.
        Đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường thức ăn giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ mắt của trẻ.

Cho trẻ uống nhiều nước (Oresol, nước lọc…) đặc biệt khi trẻ sốt cao, tiêu chảy. Vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày.

        Mọi đối tượng chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ đều có nguy cơ mắc bệnh.

       Trên đây là bài tuyên truyền phòng chống dịch Sởi của UBND xã – Trạm y tế xã Vĩnh Chân chúng ta hãy cố gắng thực hiện tốt cách phòng chống bệnh Sởi để tránh mắc bệnh!

                                                                                                 Phòng VH - XH

Tin khác
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Xã Vĩnh Chân đổi mới và phát triển trong giai đoạn mới (04/07/2025 1:55:34 CH)
  • Tuyên truyền phòng tránh bệnh sởi (03/07/2025 2:30:32 CH)
  • Kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân xã Vĩnh Chân khóa 2 nhiệm kỳ 2021 - 2026 (02/07/2025 4:59:52 CH)
  • Lễ công bố các Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. (01/07/2025 4:35:41 CH)
  • Đảng bộ xã Vĩnh Chân tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9/2025 đồng thời triển khai sơ kết nhiệm vụ chính trị 6 tháng đầu năm 2025 (23/06/2025 3:50:48 CH)
Bản đồ
 

banner

banner
banner
border img
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ VĨNH CHÂN - TỈNH PHÚ THỌ
Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Chân.
Người chịu trách nhiệm: Trưởng ban biên tập - xã Vĩnh Chân.
Giấy phép thiết lập số: 07/GPTTĐT-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ cấp ngày 17/12/2020.